Trước đại dịch Virus Corona, không chỉ riêng nền kinh tế Thế Giới. Kinh tế Việt Nam cũng bị kéo theo, trong đó bao gồm ngành bao bì giấy, sản xuất thùng carton. Bài viết này giúp doanh nghiệp ngành giấy có cái nhìn khách quan về mức ảnh hưởng và hướng giải quyết phù hợp.
Năm 2020, Trung Quốc là nước châu Á đầu tiên hứng chịu đại dịch virus corona tăng mạnh. Sau đó khoảng gần 2 tháng, Virus corona lây lan ra khắp các nước châu á, trung đông, châu âu. Tất cả đều bị ảnh hưởng từ dịch này, các nước như: Việt nam, Hàn Quốc Ý, Mỹ, Tây Ban Nha,…Từ đời sống sinh hoạt người dân, cho đến nền kinh tế các nước đều rơi vào trạng thái hoang mang, hỗn loại.
Contents
Nhu cầu ngành bao bì giấy, thùng carton có thể tăng mạnh sau đại dịch COVI – 19 (năm 2020).
Theo phân bố địa lý thì hầu hết các các nhà máy giấy lớn của Trung Quốc. Nó cách Vũ Hán từ 600 – 1.000km. Nên nhiều khả năng sẽ được cho phép sản xuất trở lại sớm sau khi dịch bệnh được kiểm soát.
Tuy nhiên, do Vũ Hán ở vị trí trung tâm của Trung Quốc và được coi là “Lá phổi công nghiệp” của Trung Quốc. Nên nếu tình hình dịch bệnh không được cải thiện trong 7-14 ngày tới thì khả năng các nhà máy giấy phải tiếp tục đóng cửa là rất cao. Và ngành công nghiệp giấy Trung Quốc có thể đối mặt với các vấn nạn sau đây:
- Làn sóng công nhân viên quay lại nhà máy có thể bị trì hoãn hoặc tạm ngưng chưa rõ thời hạn;
- Doanh nghiệp giấy đối mặt với những thách thức lớn trong phòng ngừa dịch bệnh và kiểm soát an ninh;
- Sau khi công việc bắt đầu, có thể đối mặt với tình huống thiếu hụt giấy nguyên liệu, vật tư, phụ tùng thay thế. Cùng những hạn chế về năng lực và hiệu quả của dịch vụ hậu cần;
- Nhu cầu giấy sản xuất bao bì sau dịch bệnh có thể tăng mạnh. Giá cả sẽ tăng đi theo với giá nguyên liệu tăng do thiếu hụt;
- Nhu cầu về các loại hộp giấy đựng đồ ăn, khăn giấy và các loại giấy đặc biệt có thể tăng mạnh. Trong khi nhu cầu về giấy văn phòng có thể sẽ giảm;
Có thể không chỉ Trung Quốc đối mặt với những vấn nạn trên. Mà nhiều quốc gia khác cũng phải tìm phương án ứng phó với những vấn đề này. Do Trung Quốc hiện là một mắt xích quan trọng trong ngành giấy trên phạm vi toàn cầu.
Ngành giấy bao bì chịu tác động kéo theo từ trì trệ kinh tế do covid-19 (Ảnh: Miza)
Giá giấy tăng ảnh hưởng giá các sản phẩm bao bì giấy
Đối với ngành giấy, các tác động lên cung và cầu hiện chưa quá lớn. Nhưng do dịch bệnh, nên nguồn cung của Trung Quốc bị sụt giảm. Dẫn đến tăng cầu lên các thị trường khác. Trong khi việc mở rộng sản xuất lúc này là một điều không khả thi. Cộng với yếu tố tâm lý bất an của người tiêu dùng, giá cả dự báo sẽ tăng trong ngắn hạn. Điển hình đã có một số nhà cung cấp điều chỉnh tăng giá trong tháng 2/2020.
Cụ thể: Các nhà máy giấy Duplex tại Hàn Quốc đã thông báo tăng giá USD20/tấn – USD30/tấn; Các nhà máy Ấn Độ (Duplex) đã công bố tăng giá USD30/tấn ngay đầu tháng 2. Các nhà cung cấp giấy Couche của Hàn Quốc cũng đưa thông tin dự kiến tăng giá USD20/tấn.
Việc tăng giá lần này không xuất phát 100% trực tiếp từ dịch Corona, mà một phần do giá cả của các nhà máy Ấn Độ đã ổn định khá lâu. Một phần do giá nguyên liệu giấy, kể cả giấy thu hồi cũng đã tăng USD10-20/tấn từ tháng 01/2020. Đây là thời điểm phù hợp để các nhà sản xuất điều chỉnh tăng giá bán.
Giá giấy tăng có thể ảnh hưởng đến giá của một số mặt hàng bao bì giấy như: hộp giấy, thùng carton, túi giấy, tem, nhãn, thẻ treo, vật phẩm quảng cáo POSM…
Tác động mạnh tới ngành giấy bao bì Việt Nam
Trong năm 2019, Việt Nam xuất khẩu giấy (chủ yếu là giấy bao bì lớp sóng và lớp mặt thông thường) sang thị trường Trung Quốc gần 540.000 tấn. Chiếm tỷ trọng tới 67% tổng số giấy xuất khẩu. Nên khi xuất khẩu đi Trung Quốc giảm mạnh. Các doanh nghiệp Việt Nam cần có các bài toán phù hợp, tránh ảnh hưởng tới sản xuất và tồn kho.
Về nhập khẩu giấy, theo số liệu tổng kết năm 2019, nếu xét về 10 dòng hàng giấy/bìa chủ đạo Việt Nam nhập khẩu cả năm thì lượng hàng có xuất xứ Trung Quốc chiếm 19.76% với số lượng là 248,565.26.
Các dòng hàng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ việc ngưng trệ hoạt động từ Trung Quốc bao gồm: giấy Couche, Ivory và Bristol, … Cùng với các loại vật tư, phụ tùng, thiết bị và nguyên phụ liệu cho sản xuất. Việt Nam hiện vẫn đang phải nhập khẩu với lượng lớn từ Trung Quốc.
Bảng thông tin nhập khẩu giấy Việt Nam năm 2019 theo số liệu từ Hải quan: